Phép chia là gì?


Phép chia là một quy tắc toán học(toán tử) tác động lên hai đối tượng toán học(toán hạng), kết quả là tạo ra một đối tượng toán học mới. Cũng giống như phép cộng, phép trừ, phép nhân, phép chia được xếp vào loại toán tử hai ngôi. Ký hiệu toán học của phép chia là ":" hoặc "/".

Cú pháp


A : B = C

A /  B = C


Mô tả
  • A: được gọi là số bị chia.
  • B: được gọi là số chia.
  • C: được gọi là số thương.


Ký hiệu

Phép chia thường được biểu diễn trong đại số và khoa học bằng cách đặt số bị chia trên số chia với một dòng kẻ ngang đặt giữa chúng, còn được gọi là vinculum hay thanh phân số. Ví dụ, a chia b được viết là
\frac ab
Có thể đọc là "b bị chia bởi a", "a chia b" hay "a trên b". Một cách để biểu diễn phép chia trên cùng một dòng là viết số bị chia (còn gọi là tử số), rồi gạch chéo, rồi số chia (còn gọi là mẫu số) như sau:
a/b\,.
Đây là cách thông thường để biểu diễn phép chia trong hầu hết ngôn ngữ lập trình của máy tính bởi vì nó có thể dễ dàng gõ thành một loạt các ký tự với bảng mã ASCII.

Trong bản in, người ta còn sử dụng một dạng biểu diễn giữa hai cách này, đó là sử dụng dấu gạch chéo nhưng viết số bị chia lên trên và số chia ở dưới:
ab
Bất kỳ dạng nào ở trên đều có thể sử dụng để biểu diễn một phân số. Phân số là một dạng biểu diễn phép chia trong đó số bị chia (mẫu số) và số chia (tử số) đều là số nguyên.

Ngoài ra, một cách thông thường trong số học (không dùng dạng phân số) để thể hiện phép chia là sử dụng dấu ôben (dấu chia), ví dụ như:
a \div b
Dạng này không được sử dụng thường xuyên ngoại trừ số học sơ cấp. Tiêu chuẩn ISO 80000-2-9.6 khuyến cáo không nên sử dụng dạng này. Dấu chia khi sử dụng một mình thì nhằm để biểu diễn phép toán chia, ví dụ như biểu tượng phép chia trên máy tính bỏ túi.

Trong tiếng Việt hay một số ngôn ngữ khác tiếng Anh, "a chia cho b" được viết là a : b. Ký hiệu này được đưa ra vào năm 1631 bởi William Oughtred trong quyển Clavis Mathematicae và sau đó được phổ biến bởi Gottfried Wilhelm Leibniz. Trong tiếng Anh, cách sử dụng dấu hai chấm thường được dùng để diễn giải khái niệm tỉ số.

Trong toán học sơ cấp, ký hiệu b)~a or b)\overline{~a~} được sử dụng để biểu thị a bị chia bởi b. Ký hiệu này lần đầu được giới thiệu bởi Michael Stifel trong Arithmetica integra, xuất bản năm 1544.



Write: +Bui Ngoc Son




4 comments:

  1. em rất thích nội dung trên vnlives của anh!
    anh có thể cho em biết chương trình hoc ở NIIT bao lâu và chi phí bao nhiêu không? hiện em đang học cao đẳng Viễn Đông nhưng không biết có nên thi lại ĐH vào năm sau không? là người đi trước, anh có lời khuyên nào cho em trong việc chọn chuyên ngành không (em là XX)
    bài viết này có phải anh ghi nhầm network là netword không: http://blog.vnlives.net/2013/05/niit-cau-hoi-on-tap-q2netword.html
    PS: xin lỗi nếu việc em dùng chế độ ẩn danh làm anh phật ý TT anh trả lời trên đây luôn nhé?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Cảm ơn em đã yêu thích trong blog này, ^^! blog này anh viết chính tả sai nhiều lắm, vì không có time review lại nổi khi viết xong, đi làm thời gian bị eo hẹp, TT_TT, có phát hiện chỗ nào sai thì ủng hộ review giúp anh, rãnh rỗi anh vào edit lại ^^!

      Về việc học phí tại NIIT thì do anh tốt nghiệp lâu rồi, theo thông tin nghe ngóng gần thì anh biết thì NIIT đã chuyển sang version 2 nên học phí có thể bị thay đổi nhiều so với lúc anh học.

      Em vào trang [http://niit.edu.vn/vi/trungtamniit] thấy trung tâm nào gần nhà thì call cho nó để hỏi, NIIT luôn có một bộ phấn tư vấn nên em sẽ dễ hỏi được thông tin cần thiết dễ dàng.

      Về lời khuyên thì trường hợp của em anh nghĩ trước tiên em nên thi lại vào đại học vì giá trị của bằng đại học cao hơn NIIT khi đi nộp hồ sơ xin việc thì dễ hơn.

      Một lý do khác là em đã học Cao Đẳng thì theo anh biết thì bằng NIIT cũng chỉ tương đương với bằng cao đăng tại VN chỉ là nó có thêm hiệu lực ở nước ngoài.

      Nếu trường hợp mình không thi đậu được thì anh nghĩ nên kiếm một công việc nào đó có thể chỉ hơi liên quan tới ngành học của mình cũng được, hay kiếm đúng ngành thì càng tốt, hoặc kiếm không được thì đi phỏng vấn cũng thêm KN, làm một thời gian để có thêm KN, khi đó mình có thể biết rõ hơn thị trường cần gì, và mình cần bổ sung thêm cái gì, lúc đó em sẽ có định hướng chắc hơn.

      Khuyến mại em thêm một mẹo nhỏ thí dụ như có chỗ nó ghi yêu cầu hồ xin việc là đại học, nếu em tự tin vào khả năng,thì mình cứ chai mặt nộp luôn không sao hết, đa số nhà tuyển dụng sẽ kêu mình lên phỏng vấn, nếu phỏng vấn tốt thì khả năng nhận vào làm cũng cao lắm.

      Hi vong giúp gì đó được cho em.

      Delete
  2. em cảm ơn anh nhiều! wish u all the best...
    PS: anh sửa tiêu đề nhưng không sửa tên đường link?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Link là do hệ thống tự động tạo ra, :>> sửa lại hơi rối, nên anh để nguyên luôn ^^!

      Delete