Phép trừ là gì?


Phép trừ là một quy tắc toán học(toán tử) tác động lên hai đối tượng toán học(toán hạng), kết quả là tạo ra một đối tượng toán học mới. Cũng giống như phép cộng, phép nhân, phép chia, phép trừ được xếp vào loại toán tử hai ngôi. Ký hiệu toán học của phép trừ là "-".




Cú pháp

A - B = C


Mô tả
  • A: được gọi là số bị trừ.
  • B: được gọi là số trừ.
  • C: được gọi là số dư hay còn gọi là hiệu.


Ký hiệu và thuật ngữ

Năm 1489 nhà toán học Johannes Widmann do muốn tiện lợi trong tính toán nên đã đưa ra ký hiệu "-" để tính phép trừ và nó đã được dùng rộng rãi trên thế giới.


Tính chất

  • Tính chất 1:
    • a - 0 = a
    • a - a = 0
  • Tính chất 2: Trừ một tổng cho một số.
    • (a + b) - c = (a - c) + b với a >= c
    • (a + b) - c = a + (b - c) với b >=c
  • Tính chất 3: Trừ một số cho một tổng.
    • a - (b + c) = (a - b) - c với a >= b
    • a - (b + c) = (a - c) - b với a >= c
  • Tính chất 4: Trừ một số cho hiệu.
    • a - (b - c) = (a - b) + c với a >= b
    • a - (b - c) = (a - c) - b
  • Tính chất 5: Tính chất phân phối của phép nhân với phép trừ.
    • a(b - c) = ab - ac








No comments:

Post a Comment