Hướng dẫn phân biệt khi mua các loại thẻ nhớ SD hiện hành trên thị trường.

Hôm nay tính mua một cái thẻ nhớ SD lên trên mạng search giá thì thấy giá cùng một cái thẻ nhớ có dung lượng 8 GB mà một giá thì trên trời một giá dưới đất, thấy lạ nên tìm hiểu và viết bài nhận dạng và phân biệt các loại thẻ nhớ này.

Các loại thẻ SD hiện nay:

Hiện trên thị trường có 3 loại thẻ nhớ SD cơ bản sau:
  • Thẻ SD: Có kích thước 32 x 24 mm, đây là mẫu thẻ xuất hiện đầu tiên.
  • Thẻ Mini SD: Có kích thước 21,5 x 20 mm, loại thẻ này bây giờ không còn được sử dụng nhiều.
  • Thẻ Micro SD: có kích thước nhỏ nhất, chỉ 11 x 15 mm, hiện đang được sử dụng nhiều vì các thiết bị kỹ thuật số và điện thoại thường tích hợp với loại thẻ này.

Dưới đây là hình ảnh về ba loại thẻ nhớ SD cơ bản:



Các chuẩn tốc độ của thẻ nhớ SD:

Speed X là cách đo tốc độ cho các chuẩn thẻ SD/MicroSD. Tốc độ Speed X là hiển thị tốc độ đọc cao nhất có thể trong điều kiện tốt nhất. 1x speed = 150KB/s. (Ví dụ: Trên thẻ nhớ ghi tốc độ 45x, chúng ta có thể hiểu rằng tốc độ đọc cao nhất của thẻ nhớ là 45 x 150 = 6.75MB/s.)

Với cách đánh giá ấy, người dùng sẽ khó hình dung được chính xác tốc độ thẻ của mình đạt ở mức nào, vì thông thường tốc độ đọc của thẻ nhớ cao hơn rất nhiều so với tốc độ ghi. Ngoài ra, Speed X lại là tốc độ cao nhất có thể đạt trong điều kiện hoàn hảo, nghĩa là gần như không bao giờ có chuyện chúng ta nhìn được tới tốc độ ấy (có vẻ nó chỉ nằm trong phòng thí nghiệm ^^!).

Speed Class là cấp độ của tốc độ thẻ nhớ. Cách tính tốc độ của chuẩn nầy ngược với Speed X ở chỗ nó đo tốc độ ghi tối thiểu, nghĩa là tốc độ ghi thấp nhất phải đạt. (Ví dụ: Trên thẻ ghi Class 2, đồng nghĩa với tốc độ ghi tối thiểu là 2MB/s.)

Với cách tính này thì người dùng hoàn toàn có thể hiểu và chọn lưa cho mình một thẻ nhớ SD phù hợp với nhu cầu sử dụng, chính vì vậy nó được xem là tiêu chuẩn tốc độ chung và được ghi trên các thẻ nhớ.

Hiện thẻ nhớ SD đang có 4 tiên chuẩn speed class sau:
  • Class 2: Tốc độ ghi tối thiểu là 2MB/s.
  • Class 4: Tốc độ ghi tối thiểu là  4MB/s.
  • Class 6: Tốc độ ghi tối thiểu là  6MB/s.
  • Class 10: Tốc độ ghi tối thiểu là  10MB/s.

Thông số các class thường được ghi trên thẻ SD trong một chữ C như bạn thấy theo hình bên dưới, à bạn lưu ý không phải mỗi hãng sản xuất theo một class như trong hình demo nha, tôi chỉ copy hình từ nhiều hãng khác nhau để khi mua các bạn sẽ dễ nhận diện ^^!.


Trên thực tế các loại thẻ nhớ SD Class 2 là đã đủ dùng cho các loại smart phone(điện thoại thông minh), hoặc các máy ảnh phổ thông là xài  ok rồi ^^! nên bạn không cần tốn thêm chi phí khi mua thẻ SD cho các thiết bị này, còn nếu không chắc lắm thì xài Class 4 nha đọc ghi nhanh hơn một cấp ^^!.

Tuy nhiên cần phải chú ý các thiết bị chụp hình chuyên dụng hoặc smart phone cao cấp thì thường đòi khỏi tốc độ đọc cao, nên khi mua thẻ nhớ cho các thiết bị này bạn chú các thông số trong các sách hướng dẫn hoặc ghi trực tiếp tại khe cắm để chọn mua cho đúng. Còn nếu có money thì cứ quất cái SD Class 10 cho phẻ khỏi phải suy nghĩ TT_TT một ngày nào đó anh sẽ được như vậy...


Các tên chuẩn áp dụng cho thẻ nhớ SD:

Có thể rất nhiều bạn không biết kể cả mình ^^! trước khi tìm hiểu về các loại thẻ nhớ này, hiện có 4 chuẩn được qui định theo hiệp hội thẻ nhớ như sau:

  • SD-Secure Digital (SD1.0): Dung lượng 128MB ~ 2GB.
  • SDHC-Secure Digital High-Capacity (SD2.0): Dung lượng khoảng 4GB ~ 32GB.
  • SDXC-Secure Digital eXtended-Capacity (SD3.0): Dung lượng khoảng 64GB ~ 2TB.

Chắc các bạn sẽ thắc mắc tại sao lại có các chuẩn này, chẳng phải dung lượng đã được ghi trên thẻ rồi sao? À bởi nó là các chuẩn phiên bản(version) khác nhau của thẻ SD chính vì vậy tên tắt của nó có dạng SD1.0, SD2.0, SD3.0...

Chắc một số bạn đã gặp trường hợp mua một thẻ nhớ gắn vào máy mình thì không nhận, nhưng khi mang qua gắn một máy nào đo xịn hơn thì lại nhận, thì đây chính là nguyên nhân.

Hầu hết các thiết bị hiện nay đều đã hỗ trợ theo chuẩn SD2.0 và SD3.0 thường bạn cũng dễ nhận biết được vì khi mua sản phẩm thường có ghi hỗ trợ thẻ nhớ lớn tới 16GB hay 32GB gì đó, vì vậy đây cũng là một thông số khác quan trong khi bạn chọn mua một thể nhớ.

Sau đây là danh sách thông số tương thích của các phiên bản SD với các thiết đị đọc hoặc ghi thẻ nhớ:
  • Thẻ nhớ SD có thể tương thích với thiết bị hỗ trợ SD, SDHC, SDXC.
  • Thẻ nhớ SDHC có thể tương thích với thiết bị hỗ trợ thẻ SDXC và SDHC.
  • Thẻ nhớ SDXC chỉ tương thích với thiết bị hỗ trợ chuẩn SDXC.

Dưới đây là danh sách thông số các thiết bị đọc hoặc ghi tương thích với các phiên bản thẻ nhớ:
  • Thiết bị hỗ trợ SD chỉ nhận được thẻ SD.
  • Thiết bị hỗ trợ SDHC sẽ nhận được thẻ SDHC, SD.
  • Thiết bị hỗ trợ SDXC sẽ nhận được thẻ SD, SDHC, SDXC.


Chọn thẻ nhớ phù hợp theo lời khuyên của echip:

Như đã nêu ở trên, hẳn nhiên thẻ có class càng cao thì tốc độ sẽ càng nhanh. Tuy nhiên, với smartphone, chúng ta nên chọn thẻ có class từ 4-6 là đã có thể sử dụng bình thường cho hầu hết các tác vụ.

Mặc dù các file ghi âm có dung lượng không cao, nhưng vì smartphone hiện nay có nhu cầu lưu trữ rất lớn nên việc chọn thẻ có dung lượng lưu trữ từ 16GB trở lên là điều nên làm. Nếu không, biết đâu sẽ có ngày bạn bỏ lỡ một điều gì đó quan trọng chỉ vì thiếu dung lượng lưu trữ.

Khi chọn thẻ đó, bạn cũng cần mua dung lượng phù hợp với smartphone hỗ trợ. 32GB là dung lượng tối đa phổ biến hiện nay, nên nếu bạn mua một thẻ nhớ 64GB tất nhiên sẽ không dùng được, nên càng lãng phí.

Hiện nay trên thị trường có khá nhiều hãng sản xuất thẻ nhớ: Samsung, Kingston, Sandisk, Transcend, Strontium,… Thẻ nhớ class 4-6 có giá dao động trong khoảng 300.000đ-600.000đ tuỳ theo dung lượng từ 8GB đến 32GB. Những loại thẻ nhớ của những nhà sản xuất uy tín thường rất ít hư hỏng. Chế độ bảo hành của thẻ cũng tuỳ từng loại và từng giá tiền khác nhau. Thông thường các loại thẻ nhớ có thời gian bảo hành từ sáu tháng đến một năm.

Đặc biệt, nếu bạn quan tâm đến vấn đề kinh tế thì nên biết rằng các loại thẻ nhớ thường xuống giá rất nhanh. Chính vì vậy, bạn nên chọn những loại thẻ nhớ đáp ứng đủ nhu cầu lưu trữ và giải trí của mình. Trước khi mua, nên tham khảo kỹ giá tại các cửa hàng và các thương hiệu mình lựa chọn.

Một lưu ý hết sức quan trọng là hãy cẩn thận với thẻ nhớ không thương hiệu. Một số thẻ nhớ giả dù chỉ có dung lượng 1GB, hoặc 2 GB, đôi khi ít hơn, nhưng bằng kỹ thuật phần cứng lại cho dung lượng đến "16GB", hay nhiều hơn. Với loại thẻ đó, khi sử dụng đến dung lượng thực thì thẻ sẽ gặp lỗi, gây rất nhiều phiền toái.

Lời khuyên dành cho bạn đọc là chỉ nên mua những thẻ nhớ của các hãng có tên tuổi và được bảo hành, dù chi phí có cao hơn một chút nhưng bảo đảm cho việc sử dụng.



Theo: echip







No comments:

Post a Comment