Dự án trình duyệt Project Spartan sẽ thay thế Internet Explorer trên Windows 10 và mặc dù IE trong thời gian qua đã đánh mất vị thế của mình nhưng trình duyệt này vẫn là một tượng đài, là người tiên phong trong những ngày đầu của thế giới web. Đã đến lúc chúng ta hãy cùng xem lại lịch sử hình thành và phát triển của Internet Explorer.
Lịch sử 20 năm phát triển của trình duyệt Internet Explorer
1995: Microsoft Internet Explorer (IE phiên bản 1.0) ra đời
Internet Explorer 1 là kết quả của thỏa thuận nhượng quyền sử dụng giữa Microsoft và Spyglass - một công ty nhỏ đứng đằng sau trình duyệt nổi tiếng thời bấy giờ là Mosaic Web Browser. Eric Sink - một nhà phát triển đến từ Spyglass là người có công xây dựng trình duyệt Mosaic nguyên bản và ông nói rằng thỏa thuận này được ký giữa giai đoạn Spyglass và Netscape (công ty nổi tiếng với trình duyệt Netscape Navigator) đang cạnh tranh rất khốc liệt.
Ông nói: "Việc nhượng quyền sử dụng trình duyệt của chúng tôi là một chiến thắng to lớn đối với Spyglass. Và đây cũng là một thất bại to lớn. Chúng tôi chợt thức tỉnh khi cố gắng thu xếp cuộc họp thứ 2 dành cho các khách hàng OEM - những đối tác phát triển trình duyệt dựa trên Moisac. Các khách hàng cho chúng tôi biết rằng họ sẽ không đến bởi Microsoft đã đánh bại họ. Thông điệp rất rõ ràng: Chúng tôi bán công nghệ trình duyệt cho 120 công ty nhưng 1 trong số đó đã tàn sát 119 công ty còn lại."
1995: Internet Explorer 2 cạnh tranh với Netscape Navigator
Chỉ vài tháng sau khi Internet Explorer 1 ra mắt, Microsoft đã phát hành phiên bản 2.0 vào tháng 11 năm 1995 có thêm một số tính năng và yếu tố thiết kế tương tự Netscape Navigator. Rất nhiều trang web thời kỳ đầu đã được phát triển để tương thích riêng với Navigator, số lượng các trang này chiếm đến 90% thị trường vào thời điểm đó.
Chính vì vậy, Microsoft phải tìm cách bắt chước Netscape và từng bước vượt mặt trình duyệt này. IE 2.0 đã được thiết kế để có thể sáp nhập hệ thống đánh dấu trang (bookmark) của Netscape và hỗ trợ các tính năng HTML để trang web hiển thị đồng nhất dù được mở trên trình duyệt nào. Ngoài ra, IE 2.0 cũng là phiên bản đầu tiên được Microsoft phát hành cho Mac OS, 6 tháng sau khi phát hành cho Windows.
1996: Internet Explorer 3 lấy đà tăng trưởng
Được phát hành vào tháng 8 năm 1996, IE 3.0 là phiên bản trình duyệt đầu tiên của Microsoft thực sự thách thức Netscape Navigator. Để thực hiện điều này, Microsoft đã phân tích cấu tạo JavaScript để tạo ra một phiên bản khác biệt có tên Jscript dành cho IE và IE cũng được thiết kế để hỗ trợ ActiveX, các plug-in và mã hóa 128-bit.
Mặc dù IE 3.0 không còn dùng đến mã nguồn của Spyglass như trên 2 phiên bản trước nhưng nó vẫn sử dụng một số công nghệ của Spyglass. Điều này sau đó dẫn đến một vụ kiện về tiền tác quyền và Microsoft đã phải trả cho Spyglass 8 triệu đô.
1997: Internet Explorer 4 phát động một cuộc chiến, nhiều vụ kiện tụng nổ ra
Khi Microsoft phát hành phiên bản IE 4.0 vào tháng 10 năm 1997, đội ngũ phát triển IE đã ăn mừng bằng cách đem một bức tượng cao 3 m có logo chữ "e" từ bữa tiệc kỷ niệm đến bãi cỏ trước văn phòng của Netscape. Nhận thấy điều này, các nhân viên của Netscape đã lật ngang bức tượng chữ e và đặt lên trên đó một bức tượng khác có hình con khủng long Mozilla màu xanh (hình trên).
Việc Microsoft phát hành IE 4.0 được xem là phát súng đầu tiên phát động cuộc chiến trình duyệt và đây cũng là bước ngoặt đối với Microsoft. Bằng cách tích hợp IE vào Windows, Microsoft có lợi thế cạnh tranh hơn so với Navigator và tăng thị phần. Tuy nhiên, điều này cũng dẫn đến vụ kiện chống độc quyền vào năm 2001 giữa Mỹ và gã khổng lồ phần mềm.
1999: Internet Explorer 5 thống trị thế giới
IE 5.0 được phát hành chính thức vào tháng 3 năm 1999 sau phiên bản Developer Preview ra mắt vào tháng 6 và Public Preview vào tháng 11 năm trước đó. Phiên bản này được trang bị sẵn trên Windows 98 Second Edition phát hành tháng 9 năm 1999.
Với IE 5.0, Microsoft đã giới thiệu hàm API XMLHttpRequest - giúp lấy dữ liệu từ một đường dẫn URL mà không cần làm tươi lại toàn bộ trang web (XMLHttpRequest sau này được Mozilla, Apple và Google tiếp nhận và được tiêu chuẩn hóa bởi tổ chức W3C) và HTML Application (HTA) - một chương trình có mã nguồn chứa HTML, Dynamic HTML và nhiều ngôn ngữ script như VBScript hay Jscript. Tính đến khi Microsoft nâng cấp IE 6.0, IE 5 đã có hơn 80% thị phần trên thị trường trình duyệt và chủ yếu là nhờ việc được tích hợp vào Windows.
2001: Internet Explorer 6 được xem là sản phẩm công nghệ tồi tệ nhất mọi thời đại
IE 6.0 được phát hành cùng với Windows XP và Windows Server 2003 và đến năm 2002 thì thị phần của IE đã đạt 90%. Tuy nhiên, IE 6 được nhiều người nhớ đến vì rất nhiều lỗi bảo mật, chủ yếu là do thiết kế. Đến năm 2004, tổ chức US-CERT đã đưa ra một báo cáo về lỗ hổng cho biết các lỗ hổng của IE kết hợp với sự tích hợp sâu của trình duyệt này vào Windows khiến nó trở thành một gánh nặng và nhiều chuyên gia bảo mật đã thuyết phục người dùng không nên sử dụng nó.
Năm 2006, PC World đã xếp hạng IE 6 là sản phẩm công nghệ tồi tệ nhất mọi thời đại khi cho rằng nó "có thể là phần mềm có độ bảo mật kém nhất trên quả đất." Đây cũng là phiên bản cuối cùng được đặt tên hoàn chỉnh là "Microsoft Internet Explorer" bởi sau vụ kiện về chống độc quyền, Microsoft đã đổi tên IE thành Windows Internet Explorer.
2006: Windows Internet Explorer 7 ra mắt
Sau hơn 5 năm kể từ IE 6, Windows Internet Explorer 7 được phát hành và là trình duyệt mặc định trên Windows Vista nhằm thay thế IE 6 trên Windows XP. IE 7 được giới thiệu với bộ mã hóa 256-bit dành cho người dùng Vista và nền tảng Windows RSS Platform. Microsoft hướng đến mục tiêu cải thiện độ bảo mật của trình duyệt, do đó hãng đã thiết kế cho ActiveX chạy với tiến trình riêng trên IE 7 thay vì nằm trong tiến trình Windows Explorer.
Có lẽ do thời gian quá dài giữa 2 phiên bản, IE 7 đã rất chật vật để bắt kịp IE 6 về khía cạnh thị phần và tạo điều kiện cho Mozilla Firefox cạnh tranh.
2009: Internet Explorer 8 cho thấy nhiều cải tiến nhưng vẫn chưa đủ
Được xem là phiên bản mang nhiều cải tiến nhất so với 2 phiên bản trước đó nhưng IE 8 vẫn xuất hiện quá trễ trên thị trường và Microsoft đã mất thị phần về tay 2 đối thủ cạnh tranh là Mozilla Firefox và Google Chrome.
IE 8 ra mắt với các bộ công cụ phát triển, nhiều tính năng như Accelerator (hệ thống plug-in tính năng phụ trợ), Suggested Sites (gợi ý trang web), cải thiện hiệu năng và độ ổn định sau khi khắc phục nhiều vấn đề trên các phiên bản tiền nhiệm. Tuy nhiên, IE 8 vẫn không thể đưa Microsoft trở lại cuộc đua trình duyệt.
2011: Internet Explorer 9 với những cải tiến phù hợp
Với IE 9, Microsoft đã thay đổi giao diện người dùng và tập trung vào HTML5, CSS3, XHTML và nhiều yếu tố hiệu năng khác nhằm giúp Microsoft xoay chuyển tình hình, trở lại vị thế hàng đầu trên thị trường trình duyệt.
Công ty đã phát hành IE 9 riêng biệt mà không đi kèm với hệ điều hành đồng thời phát động một loạt các chương trình quảng cáo trên TV và Internet. Nhiều người dùng và chuyên gia sau đó đã cho rằng IE 9 về mặt công nghệ có thể sánh ngang với Firefox và Chrome. Mặc dù vậy, IE 9 vẫn không thể xâm nhập thị trường theo cách mà Microsoft đã hy vọng.
2012: Internet Explorer 10 - trình duyệt của Windows 8
Chỉ được thiết kế để chạy trên Windows 8, IE 10 bao gồm 2 phiên bản khác nhau: một phiên bản chạy trên môi trường Metro thân thiện với màn hình cảm ứng, không hỗ trợ plug-in và một phiên bản desktop thông thường, có hỗ trợ plug-in.
IE 10 được tích hợp Adobe Flash Player nhưng một số tính năng của Flash bị giới hạn đối với phiên bản Metro nhằm tránh tình trạng hao pin. Mặc dù vậy, IE 10 vẫn bị người dùng thờ ơ, một phần là do thái độ bất mãn chung đối với Windows 8.
2013: Internet Explorer 11 - phiên bản cuối cùng
Phiên bản IE 11 được phát hành cùng Windows 8.1 và nó được đổi tên lại một lần nữa, đơn giản là Internet Explorer 11. Phiên bản này theo nhận định có hiệu năng tốt, ngang ngửa Chrome và Firefox mặc dù độ tương thích của nó với các trang web vẫn còn xếp sau các đối thủ khác.
2015: Project Spartan và thế hệ trình duyệt tiếp theo
Mặc dù Microsoft vẫn chưa tiết lộ nhiều thông tin về trình duyệt mới nhưng dự án mang tên Spartan đã được nhắc đến và hứa hẹn sẽ ra mắt cùng Windows 10 trong năm nay. Tại hội nghị diễn ra hồi tháng 1, Microsoft đã công bố rất nhiều tính năng mới theo dự án trình duyệt này như tích hợp Cortana, nhận diện giọng nói, chú thích trang web, chia sẻ ghi chú, các chế độ xem trang như Reading Mode và hỗ trợ hệ thống extension tương tự Chrome hay Firefox. Ngoài ra, engine của trình duyệt cũng đã được thay đổi và được thiết kế để hoạt động phối hợp giữa nhiều thiết bị từ smartphone đến máy tính PC.
Lịch sử 20 năm phát triển của trình duyệt Internet Explorer
1995: Microsoft Internet Explorer (IE phiên bản 1.0) ra đời
Internet Explorer 1 là kết quả của thỏa thuận nhượng quyền sử dụng giữa Microsoft và Spyglass - một công ty nhỏ đứng đằng sau trình duyệt nổi tiếng thời bấy giờ là Mosaic Web Browser. Eric Sink - một nhà phát triển đến từ Spyglass là người có công xây dựng trình duyệt Mosaic nguyên bản và ông nói rằng thỏa thuận này được ký giữa giai đoạn Spyglass và Netscape (công ty nổi tiếng với trình duyệt Netscape Navigator) đang cạnh tranh rất khốc liệt.
Ông nói: "Việc nhượng quyền sử dụng trình duyệt của chúng tôi là một chiến thắng to lớn đối với Spyglass. Và đây cũng là một thất bại to lớn. Chúng tôi chợt thức tỉnh khi cố gắng thu xếp cuộc họp thứ 2 dành cho các khách hàng OEM - những đối tác phát triển trình duyệt dựa trên Moisac. Các khách hàng cho chúng tôi biết rằng họ sẽ không đến bởi Microsoft đã đánh bại họ. Thông điệp rất rõ ràng: Chúng tôi bán công nghệ trình duyệt cho 120 công ty nhưng 1 trong số đó đã tàn sát 119 công ty còn lại."
1995: Internet Explorer 2 cạnh tranh với Netscape Navigator
Chỉ vài tháng sau khi Internet Explorer 1 ra mắt, Microsoft đã phát hành phiên bản 2.0 vào tháng 11 năm 1995 có thêm một số tính năng và yếu tố thiết kế tương tự Netscape Navigator. Rất nhiều trang web thời kỳ đầu đã được phát triển để tương thích riêng với Navigator, số lượng các trang này chiếm đến 90% thị trường vào thời điểm đó.
Chính vì vậy, Microsoft phải tìm cách bắt chước Netscape và từng bước vượt mặt trình duyệt này. IE 2.0 đã được thiết kế để có thể sáp nhập hệ thống đánh dấu trang (bookmark) của Netscape và hỗ trợ các tính năng HTML để trang web hiển thị đồng nhất dù được mở trên trình duyệt nào. Ngoài ra, IE 2.0 cũng là phiên bản đầu tiên được Microsoft phát hành cho Mac OS, 6 tháng sau khi phát hành cho Windows.
1996: Internet Explorer 3 lấy đà tăng trưởng
Được phát hành vào tháng 8 năm 1996, IE 3.0 là phiên bản trình duyệt đầu tiên của Microsoft thực sự thách thức Netscape Navigator. Để thực hiện điều này, Microsoft đã phân tích cấu tạo JavaScript để tạo ra một phiên bản khác biệt có tên Jscript dành cho IE và IE cũng được thiết kế để hỗ trợ ActiveX, các plug-in và mã hóa 128-bit.
Mặc dù IE 3.0 không còn dùng đến mã nguồn của Spyglass như trên 2 phiên bản trước nhưng nó vẫn sử dụng một số công nghệ của Spyglass. Điều này sau đó dẫn đến một vụ kiện về tiền tác quyền và Microsoft đã phải trả cho Spyglass 8 triệu đô.
1997: Internet Explorer 4 phát động một cuộc chiến, nhiều vụ kiện tụng nổ ra
Khi Microsoft phát hành phiên bản IE 4.0 vào tháng 10 năm 1997, đội ngũ phát triển IE đã ăn mừng bằng cách đem một bức tượng cao 3 m có logo chữ "e" từ bữa tiệc kỷ niệm đến bãi cỏ trước văn phòng của Netscape. Nhận thấy điều này, các nhân viên của Netscape đã lật ngang bức tượng chữ e và đặt lên trên đó một bức tượng khác có hình con khủng long Mozilla màu xanh (hình trên).
Việc Microsoft phát hành IE 4.0 được xem là phát súng đầu tiên phát động cuộc chiến trình duyệt và đây cũng là bước ngoặt đối với Microsoft. Bằng cách tích hợp IE vào Windows, Microsoft có lợi thế cạnh tranh hơn so với Navigator và tăng thị phần. Tuy nhiên, điều này cũng dẫn đến vụ kiện chống độc quyền vào năm 2001 giữa Mỹ và gã khổng lồ phần mềm.
1999: Internet Explorer 5 thống trị thế giới
IE 5.0 được phát hành chính thức vào tháng 3 năm 1999 sau phiên bản Developer Preview ra mắt vào tháng 6 và Public Preview vào tháng 11 năm trước đó. Phiên bản này được trang bị sẵn trên Windows 98 Second Edition phát hành tháng 9 năm 1999.
Với IE 5.0, Microsoft đã giới thiệu hàm API XMLHttpRequest - giúp lấy dữ liệu từ một đường dẫn URL mà không cần làm tươi lại toàn bộ trang web (XMLHttpRequest sau này được Mozilla, Apple và Google tiếp nhận và được tiêu chuẩn hóa bởi tổ chức W3C) và HTML Application (HTA) - một chương trình có mã nguồn chứa HTML, Dynamic HTML và nhiều ngôn ngữ script như VBScript hay Jscript. Tính đến khi Microsoft nâng cấp IE 6.0, IE 5 đã có hơn 80% thị phần trên thị trường trình duyệt và chủ yếu là nhờ việc được tích hợp vào Windows.
2001: Internet Explorer 6 được xem là sản phẩm công nghệ tồi tệ nhất mọi thời đại
IE 6.0 được phát hành cùng với Windows XP và Windows Server 2003 và đến năm 2002 thì thị phần của IE đã đạt 90%. Tuy nhiên, IE 6 được nhiều người nhớ đến vì rất nhiều lỗi bảo mật, chủ yếu là do thiết kế. Đến năm 2004, tổ chức US-CERT đã đưa ra một báo cáo về lỗ hổng cho biết các lỗ hổng của IE kết hợp với sự tích hợp sâu của trình duyệt này vào Windows khiến nó trở thành một gánh nặng và nhiều chuyên gia bảo mật đã thuyết phục người dùng không nên sử dụng nó.
Năm 2006, PC World đã xếp hạng IE 6 là sản phẩm công nghệ tồi tệ nhất mọi thời đại khi cho rằng nó "có thể là phần mềm có độ bảo mật kém nhất trên quả đất." Đây cũng là phiên bản cuối cùng được đặt tên hoàn chỉnh là "Microsoft Internet Explorer" bởi sau vụ kiện về chống độc quyền, Microsoft đã đổi tên IE thành Windows Internet Explorer.
2006: Windows Internet Explorer 7 ra mắt
Sau hơn 5 năm kể từ IE 6, Windows Internet Explorer 7 được phát hành và là trình duyệt mặc định trên Windows Vista nhằm thay thế IE 6 trên Windows XP. IE 7 được giới thiệu với bộ mã hóa 256-bit dành cho người dùng Vista và nền tảng Windows RSS Platform. Microsoft hướng đến mục tiêu cải thiện độ bảo mật của trình duyệt, do đó hãng đã thiết kế cho ActiveX chạy với tiến trình riêng trên IE 7 thay vì nằm trong tiến trình Windows Explorer.
Có lẽ do thời gian quá dài giữa 2 phiên bản, IE 7 đã rất chật vật để bắt kịp IE 6 về khía cạnh thị phần và tạo điều kiện cho Mozilla Firefox cạnh tranh.
2009: Internet Explorer 8 cho thấy nhiều cải tiến nhưng vẫn chưa đủ
Được xem là phiên bản mang nhiều cải tiến nhất so với 2 phiên bản trước đó nhưng IE 8 vẫn xuất hiện quá trễ trên thị trường và Microsoft đã mất thị phần về tay 2 đối thủ cạnh tranh là Mozilla Firefox và Google Chrome.
IE 8 ra mắt với các bộ công cụ phát triển, nhiều tính năng như Accelerator (hệ thống plug-in tính năng phụ trợ), Suggested Sites (gợi ý trang web), cải thiện hiệu năng và độ ổn định sau khi khắc phục nhiều vấn đề trên các phiên bản tiền nhiệm. Tuy nhiên, IE 8 vẫn không thể đưa Microsoft trở lại cuộc đua trình duyệt.
2011: Internet Explorer 9 với những cải tiến phù hợp
Với IE 9, Microsoft đã thay đổi giao diện người dùng và tập trung vào HTML5, CSS3, XHTML và nhiều yếu tố hiệu năng khác nhằm giúp Microsoft xoay chuyển tình hình, trở lại vị thế hàng đầu trên thị trường trình duyệt.
Công ty đã phát hành IE 9 riêng biệt mà không đi kèm với hệ điều hành đồng thời phát động một loạt các chương trình quảng cáo trên TV và Internet. Nhiều người dùng và chuyên gia sau đó đã cho rằng IE 9 về mặt công nghệ có thể sánh ngang với Firefox và Chrome. Mặc dù vậy, IE 9 vẫn không thể xâm nhập thị trường theo cách mà Microsoft đã hy vọng.
2012: Internet Explorer 10 - trình duyệt của Windows 8
Chỉ được thiết kế để chạy trên Windows 8, IE 10 bao gồm 2 phiên bản khác nhau: một phiên bản chạy trên môi trường Metro thân thiện với màn hình cảm ứng, không hỗ trợ plug-in và một phiên bản desktop thông thường, có hỗ trợ plug-in.
IE 10 được tích hợp Adobe Flash Player nhưng một số tính năng của Flash bị giới hạn đối với phiên bản Metro nhằm tránh tình trạng hao pin. Mặc dù vậy, IE 10 vẫn bị người dùng thờ ơ, một phần là do thái độ bất mãn chung đối với Windows 8.
2013: Internet Explorer 11 - phiên bản cuối cùng
Phiên bản IE 11 được phát hành cùng Windows 8.1 và nó được đổi tên lại một lần nữa, đơn giản là Internet Explorer 11. Phiên bản này theo nhận định có hiệu năng tốt, ngang ngửa Chrome và Firefox mặc dù độ tương thích của nó với các trang web vẫn còn xếp sau các đối thủ khác.
2015: Project Spartan và thế hệ trình duyệt tiếp theo
Mặc dù Microsoft vẫn chưa tiết lộ nhiều thông tin về trình duyệt mới nhưng dự án mang tên Spartan đã được nhắc đến và hứa hẹn sẽ ra mắt cùng Windows 10 trong năm nay. Tại hội nghị diễn ra hồi tháng 1, Microsoft đã công bố rất nhiều tính năng mới theo dự án trình duyệt này như tích hợp Cortana, nhận diện giọng nói, chú thích trang web, chia sẻ ghi chú, các chế độ xem trang như Reading Mode và hỗ trợ hệ thống extension tương tự Chrome hay Firefox. Ngoài ra, engine của trình duyệt cũng đã được thay đổi và được thiết kế để hoạt động phối hợp giữa nhiều thiết bị từ smartphone đến máy tính PC.
Theo Tinh Tế
No comments:
Post a Comment