Phân Loại Gỗ Công Nghiệp Và Vật Liệu Phủ Bề Mặt.

A. Gỗ Công Nghiệp:

Với tình hình tự nhiên và dân số hiện nay thì gỗ tự nhiên hoàn toàn không để đáp ứng đủ cho người dùng về mặt số lượng cũng như giá cả, tuy có rất nhiều nguyên vật liệu khác nhau để thay thế cho gỗ, nhưng theo tâm lý chung thì mọi người vẫn rất thích sửa dụng gỗ hơn.

Chính vì để đáp ứng yêu cầu người sử dụng gỗ công nghiệp đã được ra đời, với nhiều loại, kiểu dáng khác nhau để đáp ứng nhu cầu của người dùng. Tuy nhiên với nhiều loại gỗ công nghiệp ta sẽ hơi gặp chút khó khăn trong việc chọn lựa, vì vậy bài viết này mình xin hướng dẫn về các loại gỗ công nghiệp thông dụng trên thị trườn hiện nay.

Gỗ công nghiệp có thể được chia thành 4 loại chủ yếu là MDF, Okal, Gỗ dán, Gỗ ghép. Còn tên gọi mà mọi người hay dùng hoặc nghe thấy thì được dựa trên vật liệu phủ lên bề mặt của 1 trong nhưng loại gỗ trên. Vi dụ như bề mặt phủ Melamine thì gọi là gỗ Melamine (hay MFC), bề mặt phủ Veneer thì gọi là gỗ Veneer...

1. MDF


MDF là viết tắt của từ "medium density fiberboard" dịch ra nghĩa mình chả hiểu gì thôi thì để nguyên vậy, bạn nào biết chỉ nhen ^^!, về cấu tạo cơ bản của loại gỗ MDF là các loại gỗ vụn, nhánh cây cho vào máy đập nhỏ ra, sau đó đưa vào máy nghiền nát, lúc này ta thu được các sợi gỗ nhỏ cellulo(các bạn tạm hiểu là hợp chất cao phân tử là thành phần chủ yếu cấu tạo nên vách tế bào thực vật.).

Các sợi gỗ này sẽ được đưa qua các bồn rữa trôi các tạp chất,... sau đó sẽ được vào máy trộn keo + bột sợi gỗ(cellulo) + chất kết dính + parafin wax(sáp parafin - parafin là tên gọi chung cho nhóm các hydrocacbon dạng ankan.) + chất bảo vệ gỗ + bột độn vô cơ, tiếp theo sẽ mang các hợp chất trộn này ép lại thành ván gỗ.

Gỗ MDF thường dùng trong các sản phẩm cần sơn màu sắc như phòng trẻ em, showroom…..

Ưu điểm:
- Độ bám sơn ,vecni cao
- Có thể sơn nhiều màu, tạo sự đa dạng về màu sắc,
- Dễ tạo dáng (cong) cho các sản phẩm cầu kỳ, cần uyển chuyển đa dạng phong phú.
- Dễ gia công.
- Cách âm, cách nhiệt tốt.

Khuyết điểm:
- Màu sơn dễ bị trấy xước
- Chịu nước kém

2. Okal:

Hay còn goi là Ván dăm (PB) là gỗ nhân tạo được sản xuất từ nguyên liệu gỗ rừng trồng (bạch đàn, keo, cao su…), có độ bền cơ lý cao, kích thước bề mặt rộng, phong phú về chủng loại.

Ván dăm được sản xuất bằng quá trình ép dăm gỗ đã trộn keo, tương tự như MDF nhưng gỗ được xay thành dăm, nên chúng có chất lượng kém hơn ván sợi. Cốt Ván dăm được chủ yếu được phủ nhựa Melamine (MFC) tạo thành nguyên liệu phục vụ trong lĩnh vực nội thất văn phòng.

3. Gỗ dán:


Gỗ dán là gỗ được làm ra từ gỗ tự nhiên được lạng mỏng ra thành từng tấm có dỗ dày 1mm rồi mang các lớp gỗ đó đi ép chúng một cánh đan xen lại với nhau cùng với chất kết dính. Gỗ dán không bị nứt lẻ trong điều kiện thông thường không bị mối mọt co ngót.

Điều kỳ lạ là chúng chỉ có 3 lớp, 5 lớp, 9 lớp, thậm chí là 11 lớp.Tại sao không có lớp gỗ chẵn ? Phải chăng người ta kiêng kị điều gì ???

Thì ra khi khô hanh gỗ thường co lại và nói chung phần co theo vân ngang lớn hơn phần co theo vân dọc. Ngày thường chúng ta trông thấy những tấm gỗ bị vênh, chẳng phải chúng đều vênh theo hướng ngang ư?Tấm gỗ càng mỏng, càng dễ bị vênh. Tấm gỗ dán chính là lợi dụng tính co lại không đều của các tấm mỏng, đem xếp dán các tấm mỏng co theo vân ngang với tấm mỏng co theo vân dọc để tránh nhược điểm trên.

Sở dĩ tấm gỗ dán có số lớp lẻ là để làm cho các tấm gỗ dán có một lớp cốt lõi ở giữa, một mặt khiến các lớp mỏng ở hai phía bị lớp cốt lõi giữ chặt không thể tự do giãn nở, mặt khác cũng làm cho lớp cốt lõi bị các lớp phía ngoài hạn chế. Vì thế tấm gỗ dán bao giờ cũng được dán lớp vân ngang rồi đến lớp vân dọc khác để làm cho các lớp gỗ mỏng kiềm chế lẫn nhau không bị cong vênh hoặc nứt gãy.

Còn nếu dùng số lớp mỏng là chẵn thì tuy có một lớp ngang một lớp dọc, nhưng hướng vân của hai lớp mỏng ngoài cùng sẽ không giống nhau, một lớp co theo hướng dọc, một lớp co theo hướng ngang, kết quả là hai mặt ngoài của tấm gỗ dán sẽ lớn nhỏ không đều nhau, hơn nữa do hướng vân của hai lớp mỏng ngoài cùng không giống nhau, nên mất tác dụng kiềm chế lớp trung gian, vì vậy các tấm gỗ dán đều có số lớp gỗ mỏng là số lẻ.

4. Gỗ ghép:


Được sản xuất từ nguyên liệu chính là gỗ rừng trồng. Những thanh gỗ nhỏ đã qua xử lý hấp sấy, trên dây chuyền công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại, gỗ được cưa, bào, phay, ghép, ép, chà và sơn phủ trang trí. Ván ghép thanh được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực sản xuất đồ mộc, trang trí nội thất, sản xuất ván sàn và nhiều sản phẩm khác.

Có bốn cách thức gỗ ghép: song song, mặt, cạnh, giác. Gỗ ghép song gồm nhiều thanh gỗ cùng chiều dài, có thể khác chiều rộng, ghép song song với nhau. Gỗ ghép mặt gồm nhiều thanh gỗ ngắn, ở hai đầu được xẻ theo hình răng lược rồi ghép lại thành những thanh có chiều dài bằng nhau, rồi tiếp tục ghép song song các thanh, cho nên chỉ nhìn thấy vết ghép hình răng lược trên bề mặt ván.


B. Vật liệu phủ bề mặt.

Trên thị trường hiện nay đang phổ biến 2 loại vât liệu phủ bề mặt là MFC và VENEER, tuy nhiên vì một lý do nào đó thì người ta thường hay gọi chúng ;à gỗ MFC hay gỗ VENEER, tuy nhiên đó là khái miên sai, vì chúng không phải là gỗ mà chỉ là vật liệu phủ lên bề mặt gỗ công nghiệp.

1. MFC


MFC là chữ viết tắt của Melamine Face Chipboard. Có nghĩa là ván gỗ dăm phủ Melamine. Có thể đây là một nguyên nhân dẫn tới sự nhầm lẫn, vì tên vật liệu phủ MDF này có tên ván gỗ dăm và hầu như các vãn gỗ dăm(Okal) thì luôn được sử dụng kèm theo lớp phủ Melamine.

Tuy nhiên vật liệu phủ Melamine cũng được bán riêng trên thị trường vời nhiều kiểu dáng và màu khác nhau, và hoàn toàn để phủ lên bất kỳ các loại gỗ khác nhau không nhất thiệt phải là gỗ dăm. Nhưng do sự kết hợp giữ gỗ dăm và Milamine này tạo độ bền, đẹp và giá thành rẻ hơn nhiều so với các loại gỗ khác nên nó được ưa chuộn hơn khi sử dụng trong nội thất văn phòng, công ty.

Một số loại gỗ rừng trồng chuyên để sản xuất loại gỗ MFC này. Các cây này được thu hoạch ngắn ngày, không cần cây to. Người ta băm nhỏ cây gỗ này thành các dăm gỗ và cũng kết hợp với keo, ép tạo độ dày. Hoàn toàn không phải sử dụng gỗ tạp, phế phẩm như mọi người vẫn nghĩ. Bề mặt hoàn thiện được phủ lớp nhựa Melamine in vân gỗ tạo vẻ vẻ đẹp sau đó tráng bề mặt hoàn thiện bằng Laminnate bảo vệ để chống ẩm và trầy xước.

MFC sử dụng đều là các loại có xuất xứ từ Malaysia (hãng MIECO) và Đức (hãng EGGER). Các loại ván MFC có đặc điểm là Cứng, nặng, màu sắc họa tiết sắc nét tươi tắn, chịu ẩm tốt, chống trầy, chống cháy. Các loại MFC của Malaysia và Đức chỉ có khổ lớn (1.830 mm x 2. 440 mm) để phân biệt với các loại MFC Trung Quốc và MFC Việt Nam sản xuất có chất lượng kém hơn ( Khổ gỗ nhỏ 1.220mm x 2.440mm).


VENEER



Rộng tuỳ theo loại gỗ, trung bình khoảng 180mm, dài khoản 240mm, được gọi là veneer được phơi và sấy khô. Quy trình để dán lớp Veneer vào gỗ công nghiệp được thực hiện theo các bước sau:
- Dùng một lớp ván thường là MDF, ván ép, hoặc okal dầy 3mm, tráng keo trên bề mặt lớp nền.
- Nối (may) từng tấm veneer lại theo quy cách (quy cách chuẩn 1200 x 2400mm) bằng keo-> dán tấm veneer lên lớp nền (MDF, Ván ép) đã phủ keo.
- Ép tấm này lại bằng máy (ép nguội hoặc ép nóng) đến khi dính và phẳng mặt.
- Dùng máy chà nhám tạo cho bề mặt veneer láng đẹp

Khi lựa chọn những sản phẩm tủ bếp làm từ gỗ Veneer mọi người lưu ý chọn cốt gỗ dán hoặc gỗ ghép(à mà thông thường thì gỗ ghép người ta thường chọn kết hợp với sơn PU thì sẽ đẹp hơn, độ bền cao rất nhiều), vì cốt gỗ dán khi gặp nước sẽ không bị “nở” ra nhiều như gỗ bằng MDF hay Okal.

Ưu điểm:
- Dễ thi công
- Chi phí thấp so với gỗ tự nhiên.
- Có thể tạo những đường cong theo như ý của nhà sản xuất


1 comment:

  1. Thiết nghĩ cần phải có nhà tư vấn cho khách hàng mỗi khi họ có nhu cầu. Vì với mắt thường thì thật khó so sánh được các loại gỗ với nhau và chọn được loại có thể đáp ứng đúng nhu cầu ủa khách hàng.
    …………………………………………………………………………………………
    Sunpo cung cấp các dòng máy nước nóng năng lượng mặt trời được liên doanh Úc & Israel cho ngôi nhà thân yêu của bạn.

    ReplyDelete