Tình trạng tạo bề mặt băng trên những con đường nhựa vào mùa đông có thể gây nên những vụ tai nạn không thể tránh khỏi. Để giải quyết vấn đề này, các nhà khoa học đã sử dụng tới muối hóa học để xử lý.
Theo Hiệp hội Hóa Học Mỹ, một giải pháp hạn chế tình trạng đường đóng băng hiện nay vừa được tìm ra đó chính là muối. Nhà nghiên cứu hính của dự án, Seda Kizilel và đồng nghiệp đã trộn muối kali formate với một loại polymer có tên styrene-butadiene-styrene để tạo ra một hỗn hợp.
Hỗn hợp này sau đó được trộn với các thành phần chính cấu tạo nên nhựa đường. Các vật liệu composite được chứng minh đủ độ cứng như nhựa đường thông thường nhưng được bổ sung thêm hoạt chất mới có tác dụng hạn chế tối đa tình trạng tạo băng trên bề mặt đường, nói cách khác hỗn hợp hóa chất sẽ có tác dụng quan trọng thúc đẩy quá trình tan băng trên mặt đường nhanh hơn.
Theo các nhà nghiên cứu, chức năng chống đóng băng tỏ ra vô cùng khả thi sau hai tháng thử nghiệm. Tuy nhiên để ứng dụng ngoài thực tế vẫn sẽ đòi hỏi thêm một thời gian dài phát triển nữa.
Khả năng chống đóng băng có thể đạt hiệu lực kéo dài trong nhiều năm bởi nhựa đường thường được trải một lớp dày và phẳng trên bề mặt đường giao thông. Hỗn hợp chất chống đóng băng sẽ chỉ mất tác dụng sau một quá trình ăn mòn nhựa đường dưới tác động của quá trình lưu thông gây ra.
Kế hoạch đưa vào sản xuất loại vật liệu trên hiện vẫn chưa được công bố. Tuy vậy, triển vọng ứng dụng thực tế của loại vật liệu này là rất cao và hứa hẹn sẽ giảm thiểu rất nhiều các vụ tai nạn thảm khốc thường xảy ra tại nhiều xứ lạnh mỗi khi mùa đông về. Dự án nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Industrial & Engineering Chemistry Research của Hiệp hội Hóa Học Mỹ mới đây.
Theo Hiệp hội Hóa Học Mỹ, một giải pháp hạn chế tình trạng đường đóng băng hiện nay vừa được tìm ra đó chính là muối. Nhà nghiên cứu hính của dự án, Seda Kizilel và đồng nghiệp đã trộn muối kali formate với một loại polymer có tên styrene-butadiene-styrene để tạo ra một hỗn hợp.
Mùa đông, tuyết rơi đóng băng mặt đường khiến tai nạn giao thông xảy ra là điều dễ hiểu.
Hỗn hợp này sau đó được trộn với các thành phần chính cấu tạo nên nhựa đường. Các vật liệu composite được chứng minh đủ độ cứng như nhựa đường thông thường nhưng được bổ sung thêm hoạt chất mới có tác dụng hạn chế tối đa tình trạng tạo băng trên bề mặt đường, nói cách khác hỗn hợp hóa chất sẽ có tác dụng quan trọng thúc đẩy quá trình tan băng trên mặt đường nhanh hơn.
Theo các nhà nghiên cứu, chức năng chống đóng băng tỏ ra vô cùng khả thi sau hai tháng thử nghiệm. Tuy nhiên để ứng dụng ngoài thực tế vẫn sẽ đòi hỏi thêm một thời gian dài phát triển nữa.
Khả năng chống đóng băng có thể đạt hiệu lực kéo dài trong nhiều năm bởi nhựa đường thường được trải một lớp dày và phẳng trên bề mặt đường giao thông. Hỗn hợp chất chống đóng băng sẽ chỉ mất tác dụng sau một quá trình ăn mòn nhựa đường dưới tác động của quá trình lưu thông gây ra.
Khả năng chống đóng băng có thể đạt hiệu lực kéo dài trong nhiều năm.
Kế hoạch đưa vào sản xuất loại vật liệu trên hiện vẫn chưa được công bố. Tuy vậy, triển vọng ứng dụng thực tế của loại vật liệu này là rất cao và hứa hẹn sẽ giảm thiểu rất nhiều các vụ tai nạn thảm khốc thường xảy ra tại nhiều xứ lạnh mỗi khi mùa đông về. Dự án nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Industrial & Engineering Chemistry Research của Hiệp hội Hóa Học Mỹ mới đây.
No comments:
Post a Comment